Phân hạng Giấy phép lái xe tại Việt Nam

  • Giấy phép lái xe A1:

– Cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3

– Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

  • Giấy phép lái xe A2:

– Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho GPLX A1.

  • Vậy GPLX A2 được điều khiển tất cả các loại xe mô tô 2 bánh tại Việt Nam hiện nay từ xe có phân khối thấp đến cao, đến các loại xe có phân khối khủng nhưng 1000cc hay 2000cc …Giấy phép lái xe A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho GPLX A1 và các xe tương tự.
  • Giấy phép lái xe A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

Giấy phép lái xe B1: gồm 2 loại là B1 và B11

  • Giấy phép lái xe B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

là Giấy phép lái xe hạng B11 hiện nay

– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

– Ô tô dùng cho người khuyết tật.

  • Giấy phép lái xe B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

  • Giấy phép lái xe B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

  • Giấy phép lái xe hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

  • Giấy phép lái xe hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

  • Giấy phép lái xe hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

  • Người có GPLX các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
  • Giấy phép lái xe hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

– Giấy phép lái xe hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại GPLX hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;

– Giấy phép lái xe hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại GPLX hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;

– Giấy phép lái xe hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại GPLX hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

– Giấy phép lái xe hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại GPLX hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bộ GTVT: Siết chặt công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe

Bộ GTVT: Siết chặt công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe

10/03/2023

Theo Bộ GTVT, công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX có sự ảnh hưởng lớn đến xã hội, ảnh hưởng trực tiếp lớn đến người dân, đơn vị vận tải, chất lượng đầu vào là lái xe, an toàn giao thông. Vì vậy, thời gian qua công tác đào tạo, sát hạch, cấp, […]

Phân Biệt Biển Cấm Dừng – Cấm Dừng Đỗ | Các Mức Phạt Theo Quy Định

Phân Biệt Biển Cấm Dừng – Cấm Dừng Đỗ | Các Mức Phạt Theo Quy Định

07/03/2023

Hẳn mọi người đều biết không được phép dừng, đỗ xe ở những nơi có biển cấm dừng, đỗ nhưng không phải ai cũng hiểu hết các loại biển báo dừng đỗ xe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nhận biết chính xác các biển cấm dừng – cấm đỗ xe và mức […]

Xử Lý Nghiêm Hành Vi Gian Lận Trong Đào Tạo Lái Xe

Xử Lý Nghiêm Hành Vi Gian Lận Trong Đào Tạo Lái Xe

20/02/2023

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, các Sở GTVT đã thực hiện nhiều giải pháp để quản lý chặt chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Tuy nhiên, thực tế vẫn có trường hợp sử dụng thiết bị công nghệ cao nhằm gian lận trong quá trình sát hạch lý thuyết và […]

Cabin Điện Tử Là Gì – Áp Dụng Cabin Điện Tử Trong Đào Tạo Lái Xe Tại Đông Đô Hà Nội

Cabin Điện Tử Là Gì – Áp Dụng Cabin Điện Tử Trong Đào Tạo Lái Xe Tại Đông Đô Hà Nội

10/02/2023

Bắt đầu từ 1/1/2023, thực hành trên cabin điện tử trở thành nội dung bắt buộc trong việc đào tạo bằng lái xe ô tô, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra quy định cụ thể về điều này nhằm cải tiến chất lượng đào tạo sát hạch lái xe ô tô trên phạm […]

No Image

Giới Thiệu Về Trung Tâm GDNN Lái Xe Đông Đô Hà Nội

26/12/2022

Trung tâm được thành lập theo quyết định số: 1556/QĐ-UBND ngày 09/06/2008 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội là cơ sở giáo dục nghề nghiệp nằm trong hệ thống đào tạo nghề của nhà nước. Có chức năng, nhiệm vụ tổ chức tuyển sinh, đào tạo lái xe mô tô hạng A1 và […]